27.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 6 Tháng Bảy, 2025

Hàng triệu viên đạn Serbia bí mật tiếp viện cho Ukraine: Nga phẫn nộ và sốc ngoại giao

Vốn được xem là “sân sau” của Nga, Serbia vừa có một hành động khiến anh chàng “đồng minh” phải tá hỏa. Sự việc  làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong giới truyền thông và chính giới Nga, đẩy Nga vào “cảnh ngàn cân treo sợi tóc”.

Một cú sốc ngoại giao nghiêm trọng vừa nổ ra giữa Nga và Serbia – hai quốc gia vốn được xem là “đồng minh thân thiết” tại châu Âu – sau khi Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) công bố thông tin chấn động rằng Serbia đã bí mật cung cấp số lượng lớn vũ khí và đạn dược cho Ukraine trong bối cảnh chiến sự ở miền đông Ukraine vẫn đang diễn ra căng thẳng.

Trong tuyên bố ngày 29/5, SVR khẳng định rằng Belgrade đã “nổ súng sau lưng Nga” khi âm thầm chuyển hàng triệu viên đạn và hàng trăm nghìn quả đạn pháo tới Ukraine. Những lời cáo buộc từ phía Moskva khiến mối quan hệ vốn đầy biểu tượng giữa hai nước đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Nga đang cho thế giới thấy những “hố đen tử thần” trong chính sách ngoại giao

Theo tình báo Nga, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Serbia – bao gồm Yugoimport SDPR, Krusik, Prvi Partizan, Zenitprom và Sloboda – là những đơn vị trực tiếp sản xuất và đóng gói vũ khí. Dù bề ngoài vẫn duy trì lập trường “trung lập” và không chính thức tham gia vào xung đột, các công ty này được cho là đã lợi dụng mạng lưới trung gian phức tạp để đưa vũ khí vào tay quân đội Ukraine.

Một phần lớn số vũ khí bị cáo buộc đã được vận chuyển thông qua các quốc gia thành viên NATO như Ba Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria, và thậm chí thông qua các tuyến đường vòng qua một số quốc gia châu Phi. Để tránh bị phát hiện, các hợp đồng mua bán được ngụy trang bằng các giấy tờ chứng nhận người dùng cuối giả mạo – khiến Serbia có thể che giấu đích đến thực sự là Kyiv.

SVR coi hành vi này không chỉ là sự phản bội lòng tin giữa hai quốc gia mà còn là hành động trực tiếp góp phần gây tổn thất chiến lược cho quân đội Nga. Trong khi Serbia vẫn duy trì giọng điệu hữu hảo với Moskva trên các diễn đàn công khai, thì đằng sau lại được cho là tiếp sức cho chính lực lượng mà Nga đang nỗ lực tiêu diệt.

Phản ứng từ phía Nga diễn ra tức thì và đầy giận dữ. Các kênh truyền thông ủng hộ chính phủ, đặc biệt là các “Z-kênh” trên Telegram – vốn nổi tiếng với quan điểm cứng rắn ủng hộ cuộc chiến tại Ukraine – đã không ngần ngại gọi Serbia là “kẻ phản bội”. Nhiều tiếng nói từ giới truyền thông quân sự Nga thậm chí kêu gọi điện Kremlin cắt đứt quan hệ ngoại giao, đình chỉ toàn bộ hợp tác kinh tế và thu hồi đầu tư khỏi Serbia. Đối với Moskva, sự việc này không chỉ đơn thuần là một vụ việc quân sự hay vi phạm hợp đồng, mà là một đòn đau về mặt biểu tượng. Serbia từng được xem là một trong số ít các nước châu Âu không tham gia lệnh trừng phạt Nga sau năm 2022, và trong nhiều năm qua, được Kremlin coi là đối tác chiến lược tại khu vực Balkan – nơi Nga vẫn mong muốn duy trì ảnh hưởng địa chính trị. Gần đây, Đức một thành viên cộp cán của Liên Minh Châu Âu (EU) đã đưa ra những thông báo thẳng tay thanh trừng những thành viên trong liên minh nếu có ý định rây rắc rối cho những quyết định chung về lệnh trừng phạt Nga. Có lẽ, Serbia đang cân nhắc nhiều cho chính kiến của một dân tộc khi nhận đucợ thông tin này. Giới phân tích quốc tế đánh giá vụ việc như một chỉ dấu rõ ràng về sự thu hẹp của “vòng tròn đồng minh” xung quanh Nga. Các nước từng giữ lập trường trung lập hoặc mập mờ giờ đang cho thấy xu hướng nghiêng về phương Tây – ít nhất là trong lĩnh vực quân sự. Đó là một thay đổi chiến lược mà Moskva không thể bỏ qua.

Hơn cả một scandal vũ khí, vụ việc này là minh chứng rõ ràng cho sự rạn nứt trong quan hệ giữa Nga với những đồng minh tưởng chừng là không thể thay đổi, “hố đen” bắt bắt đầu mở rộng trong chính sách ngoại giao của Nga. Trước mắt, Kremlin nhiều khả năng sẽ phải đánh giá lại toàn bộ chiến lược đối ngoại tại khu vực Balkan – nơi từng được xem là “sân sau” đầy tiềm năng và an toàn của nước Nga. Nhưng giờ đây, niềm tin ấy đang lung lay dữ dội.

Check out our other content

Check out other tags:

Most Popular Articles