Ukraine sử dụng khoảng 70 drone tấn công căn cứ không quân Morosovsk cách tiền tuyến hơn 240 km, nơi tiêm kích bom Su-34 Nga đóng quân.
Trung tướng Kyrylo Budanov, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR), cho biết lực lượng nước này ngày 13/6 dùng ít nhất 70 phương tiện bay không người lái (drone) tấn công căn cứ không quân Morosovsk ở tỉnh Rostov.
Ảnh vệ tinh ngày 14/6 cho thấy nóc của nhà chứa máy bay duy nhất trong căn cứ, nằm trong khu bảo dưỡng, bị thủng và để lộ hai tiêm kích bom Su-34 bên trong. Các máy bay này có thể bị hư hại ở mức độ nào đó.
Ukraine sử dụng khoảng 70 drone tấn công căn cứ không quân Morosovsk cách tiền tuyến hơn 240 km, nơi tiêm kích bom Su-34 Nga đóng quân.
Trung tướng Kyrylo Budanov, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR), cho biết lực lượng nước này ngày 13/6 dùng ít nhất 70 phương tiện bay không người lái (drone) tấn công căn cứ không quân Morosovsk ở tỉnh Rostov.
Ảnh vệ tinh ngày 14/6 cho thấy nóc của nhà chứa máy bay duy nhất trong căn cứ, nằm trong khu bảo dưỡng, bị thủng và để lộ hai tiêm kích bom Su-34 bên trong. Các máy bay này có thể bị hư hại ở mức độ nào đó.
Căn cứ Morosovsk cách tiền tuyến hơn 240 km, là nơi hàng chục tiêm kích bom Su-34 của Nga đóng quân. Cơ sở này cũng là căn cứ tiền phương của các mẫu tiêm kích phát triển từ Su-27 khác trong biên chế không quân Nga.
Tiêm kích bom Su-34 được phát triển từ thời Liên Xô, không quân Nga biên chế vào năm 2014. Phi cơ có thiết kế độc đáo với buồng lái hai phi công ngồi song song và phần mũi dẹt, khiến nó còn được gọi là “Thú mỏ vịt”.
Su-34 chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa dẫn đường vào vị trí của đối phương, cũng như có thể mang theo tên lửa không đối không để đối phó máy bay địch.
Không quân Nga gần đây nhiều lần điều Su-34 ném bom lượn vào vị trí của Ukraine. Bom lượn là bom thông thường được gắn thêm cánh và hệ thống dẫn đường, cho phép máy bay thả từ vị trí ngoài tầm bắn của phòng không đối phương. Loại vũ khí này rất khó bị phát hiện hoặc bắn hạ.